Tại sao tinh hoàn bị đau? [Cảnh báo 9+ nguyên nhân điển hình]
Tại sao tinh hoàn bị đau là vấn đề thắc mắc được nhiều nam giới quan tâm gần đây. Đau tinh hoàn là hiện tượng không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó nguy hiểm nhất là do nguyên nhân bệnh lý. Do đó, nam giới khi phát hiện triệu chứng không nên ngại ngùng chần chừ khám bệnh mà nên chủ động đến gặp bác sĩ, xác định nguyên nhân bị đau ở tinh hoàn và sớm có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân tại sao tinh hoàn bị đau?
Tinh hoàn là bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản và sinh dục nam giới, là nơi sản xuất tinh trùng cung như testosterone duy trì bản lĩnh phái mạnh. Do đó, dù chỉ là cơn đau nhẹ nhàng thoáng qua hay cơn đau tức cũng đều có thể dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy tại sao tinh hoàn bị đau?
1. Đau 2 tinh hoàn là bệnh gì? Ung thư tinh hoàn
Bị đau tinh hoàn có thể là triệu chứng sớm của bệnh ung thư tinh hoàn. Khối u phát triển thành cục cứng, khi sờ vào thấy cứng ở đỉnh và mặt sau tinh hoàn gây cảm giác tức nặng, đau nhói và dẫn đến sốt.
Ung thư tinh hoàn tuy rằng nguy hiểm nhưng đa số các trường hợp được phát hiện và chữa trị sớm thì tỷ lệ chữa khỏi có thể đạt tới 100%.
2. Tại sao bị đau một bên tinh hoàn? – Viêm tinh hoàn
Tại sao tinh hoàn bị đau? Đau tinh hoàn có thể do nam giới bị viêm tinh hoàn gây ra mà nguyên nhân thường do tinh hoàn nhiễm khuẩn hay do biến chứng bệnh quai bị.
Nam giới bị viêm tinh hoàn có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như:
- Tinh hoàn bị đau 1 bên hoặc cả hai bên.
- Sờ vào vùng bìu có cảm giác đau nhức và hơi cứng lại.
- Khi đi lại, vận động nhiều và nặng trong ngày sẽ có cảm giác đau vùng bìu, nhất là tinh hoàn bị đau sau khi quan hệ.
- Da bìu sưng đỏ, phù nề,
- Xuất tinh đau, tinh dịch có lẫn máu và mủ
- Một số trường hợp nặng có thể bị sốt, khó chịu, mệt mỏi, suy giảm ham muốn.
3. Đau tức tinh hoàn nhưng không sưng – Viêm tuyến tiền liệt
Tại sao tinh hoàn bị đau? Viêm tuyến tiền liệt mạn tính cũng là nguyên nhân khiến nam giới bị đau tinh hoàn 1 bên hoặc cả hai bên. Triệu chứng bệnh viêm tiền liệt tuyến mạn tính do vi khuẩn tương tự với giai đoạn cấp tính nhưng sẽ kèm theo các biểu hiện biến chứng do không được chữa trị sớm.
- Đau tinh hoàn, đau nhức vùng bìu bẹn, cơn đau có thể âm ỉ hoặc có thể liên tục.
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, nước tiểu đục và có thể lẫn máu,
- Bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ, xuất tinh đau, rối loạn cương dương dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục.
4. Tại sao lại bị đau tinh hoàn? – Viêm mào tinh hoàn
Đau và sưng tinh hoàn là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm mào tinh hoàn. Tuy nhiên, cơn đau do viêm mào tinh hoàn thường là đau liên tục, kèm theo đó là các triệu chứng khác bao gồm:
- Sưng đỏ bìu
- Khi chạm vào thấy mào tinh sưng to, ấn nhẹ sẽ thấy rất đau.
- Đau khi xuất tinh và khi quan hệ.
- Đau nhức dương vật, đau vùng bụng dưới, cảm giác đau tăng mạnh và rõ rệt khi đi bộ hoặc khi đứng.
5. Bị đau tinh hoàn là bệnh gì? – Xoắn tinh hoàn
Tại sao tinh hoàn bị đau? Nam giới bị xoắn tinh hoàn cũng là nguyên nhân điển hình gây sưng đau tinh hoàn. Đây là bệnh lý tinh hoàn tự xoay quanh trục làm thừng tinh bị tắc nghẽn đột ngột, lưu lượng máu đến tinh hoàn bị giảm hoặc bị tắc dẫn đến hiện tượng sưng và đau.
Xoắn tinh hoàn cần được cấp cứu xử lý sớm trước 6h. Nếu xử lý muộn có thể dẫn đến teo tinh hoàn, trường hợp nặng có thể bị hoại tử và bắt buộc phải cắt bỏ khiến nam giới mất đi khả năng sinh sản.
Các triệu chứng khi bị xoắn tinh hoàn bao gồm: Đau đột ngột và dữ dội một bên tinh hoàn dưới 6h, bìu sưng to, tinh hoàn một bên cao hơn bình thường, chạm vào có cảm giác đau rõ rệt. Khi ngủ mà thấy tinh hoàn đau dữ dội thì chính là triệu chứng đầu tiên của xoắn tinh hoàn.
6. Tại sao bị đau tức tinh hoàn? – Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Tại sao tinh hoàn bị đau? Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới sẽ có cảm giác đau tức, nặng ở vùng bìu và cảm giác đau tăng lên vào buổi tối, khi đứng lâu hoặc khi làm việc nặng.
Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh nghiêm trọng, nam giới sẽ thấy xuất hiện khối phồng ở góc trên bìu do tĩnh mạch bị giãn to và nổi dưới da. Bệnh lý này cần điều trị sớm vì tiềm ẩn nguy cơ vô sinh nam, việc sản xuất tinh trùng bị ảnh hưởng, chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm.
7. Tại sao lại bị đau nhức tinh hoàn? – Tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn có thể gặp phải ở cả trẻ nam sơ sinh và người trưởng thành. Nguyên nhân gây ra bệnh thường do nhiễm trùng tinh hoàn, biến chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc do các chấn thương hở.
Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn điển hình mà nam giới có thể gặp phải bao gồm:
- Bị đau ở tinh hoàn trái hoặc bị đau ở tinh hoàn phải hoặc đau cả hai bên, cơn đau thường dữ dội, có lúc quặn lại từng đợt.
- Tinh hoàn sưng to và sa xuống.
- Phần tinh hoàn bị đẩy xuống và phần da bìu căng bóng, sưng đỏ.
8. 1 bên tinh hoàn bị đau – Thoát vị bẹn
Tại sao tinh hoàn bị đau? Thoát bị bẹn khiến vùng bìu bị sưng to, đau nhức tinh hoàn và cảm giác đau càng tăng lên khi chạy nhảy, đi lại hoặc khi làm việc nặng. Khi nằm nghỉ vẫn thấy đau tinh hoàn nhưng không bị sưng. Với tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ để điều trị.
9. Tinh hoàn bị đau khi chạm vào – Do chấn thương
Chấn thương và xuất huyết tinh hoàn thường do nam giới bị va đập mạnh hoặc bị tai nạn dẫn đến những cơn đau trầm trọng. Tình trạng chấn thương sẽ thuyên giảm khi người bệnh nằm nghỉ ngơi hoặc tiến hành phẫu thuật dẫn lưu (nếu cần thiết).
Nam giới bị đau tinh hoàn có ảnh hưởng gì không?
Đau tinh hoàn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Do đó, ngoài thắc mắc tại sao tinh hoàn bị đau, nam giới khi phát hiện triệu chứng nên nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định bệnh lý và điều trị phù hợp, hiệu quả.
Nếu đau tinh hoàn kéo dài không được chữa trị sớm sẽ khiến nam giới có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Suy giảm/ mất chức năng tình dục: Đau tinh hoàn khi quan hệ, đau khi xuất tinh khiến nam giới không còn hứng thú tình dục, lâu dần gây suy giảm ham muốn tình dục.
- Gây vô sinh hiếm muộn: Tinh hoàn là “nhà máy” sản xuất tinh trùng, nếu tinh hoàn gặp vấn đề thì chức năng sản xuất tinh trùng bị ảnh hưởng, số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm, từ đó gia tăng nguy cơ vô sinh nam.
- Suy giảm chức năng sinh lý: Tinh hoàn cũng nơi sản xuất hormone nam giới testosterone duy trì chức năng sinh lý của nam giới. Do đó nếu tinh hoàn bị tổn thương, testosterone bị suy giảm gây ra hàng loạt vấn đề về sinh lý như rối loạn cương dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm…
Tinh hoàn bị đau phải làm sao?
Tại sao tinh hoàn bị đau? Trong các trường hợp bị đau tinh hoàn không phải tất cả đều do bệnh lý, tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài và xuất hiện kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì nam giới cần nhanh chóng đi khám nam khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xét nghiệm, siêu âm tinh hoàn để xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mà chỉ định hướng điều trị thích hợp nhất.
Thuốc trị đau tinh hoàn bên phải hoặc trái
Căn cứ vào bệnh lý và mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:
- Thuốc kháng sinh/ thuốc chống nhiễm trùng: Chỉ định với trường hợp tinh hoàn bị đau do viêm nhiễm tại tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn.
- Thuốc giảm đau Acetaminophen; thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) gồm Aspirin, naproxen, ibuprofen giúp giảm đau nhức hiệu quả. Các loại thuốc này được bác sĩ kê đơn đối với trường hợp đau tinh hoàn do viêm tinh hoàn hoặc do chấn thương xuất huyết.
- Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline được sử dụng điều trị đau tinh hoàn.
Cách điều trị đau tinh hoàn bằng ngoại khoa
Trường hợp đau tinh hoàn do viêm tinh hoàn/ mào tinh hoàn, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp hệ thống trị liệu CRS giúp tăng hiệu quả điều trị viêm nhiễm tới 99%.
Ngoài ra, đa số các trường hợp đau tinh hoàn không cần điều trị phẫu thuật, ngoại trừ trường hợp bị xoắn tinh hoàn hay ung thư tinh hoàn.
- Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn: Tiến hành tháo xoắn và khôi phục lưu lượng máu tới tinh hoàn.
- Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn: Thủ thuật được tiến hành nếu khối thoát vị đã nghiêm trọng và không thể đẩy trở về ổ bụng, không thể thu nhỏ kích thước.
Cách chữa đau tinh hoàn tại nhà hiệu quả
Trường hợp đau tinh hoàn nhẹ, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì nam giới có thể kết hợp một số biện pháp dưới đây:
- Chườm đá vào bên tinh hoàn bị đau.
- Tắm nước ấm để giảm sưng đau tinh hoàn.
- Đeo vòng hoặc cốc cho tinh hoàn hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ thể thao.
- Dùng thuốc giảm đau (có thể không cần kê đơn)
Trên đây là tổng hợp nguyên nhân tại sao tinh hoàn bị đau và cách chữa bệnh hiệu quả. Mọi vấn đề còn thắc mắc, nam giới có thể gọi đến số hotline 0243.9656.999 để bác sĩ Nam khoa có thể tư vấn chính xác và nhanh nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.