Bệnh giang mai là gì hình ảnh rõ nét qua từng giai đoạn
Bệnh giang mai là gì hình ảnh thế nào là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Giang mai là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, khả năng lây lan mạnh có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Do đó, nắm rõ bệnh giang mai là gì và những hình ảnh biểu hiện bệnh giang mai sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm được bệnh và điều trị ngay từ đầu, tránh biến chứng về sau.
Bệnh giang mai là gì hình ảnh như thế nào?
Chia sẻ về vấn đề bệnh giang mai là gì hình ảnh thế nào, các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra với con đường lây lan đa dạng. Bạn có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn giang mai từ vết loét giang mai khi quan hệ không an toàn hoặc dịch tiết chứa xoắn khuẩn của người bệnh.
Bệnh giang mai là gì?
Xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công và cư trú ở nhiều khu vực khác nhau, trong đó thường gặp nhất là bộ phận sinh dục, tay chân, miệng họng, hậu môn…Đối tượng dễ nhiễm giang mai nhất là những người có đời sống tình dục phức tạp, nhiều bạn tình, có thói quen chơi gái mại dân. Do bệnh lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục nên bao gồm các hình thức lây lan dưới đây:
- Máu: Dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu hay đồ cá nhân có dính máu người bệnh.
- Quan hệ không an toàn: Nếu phát sinh quan hệ không an toàn với tình một đêm, bạn tình đồng tính hay gái mại dâm, bạn tình đang mắc bệnh thì nguy cơ nhiễm giang mai là rất cao.
- Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ nhiễm giang mai thau kỳ rất dễ lây bệnh cho thai qua nhau thai ngay từ khi trẻ được 4 tháng tuổi, gây bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới từng giai đoạn
Bệnh giang mai là gì hình ảnh như thế nào? Tương tự các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thì bệnh giang mai bao gồm 3 giai đoạn biểu hiện chính và một giai đoạn tiềm ẩn. Dưới đây là tổng hợp chi tiết hình ảnh bệnh giang mai theo từng giai đoạn cụ thể cùng các triệu chứng đi kèm.
- Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn đầu
Giang mai có thời gian ủ bệnh 2-4 tuần, xoắn khuẩn giang mai xuất hiện chủ yếu ở dương vật bao quy đầu, bìu, hậu môn ở nam giới hoặc âm đạo, âm hộ, hậu môn…ở nữ giới.
Ở giai đoạn đầu điển hình là sự xuất hiện của săng giang mai, gốc màu đỏ tươi, bở rõ ràng không gây đau, không ngứa và sẽ tự biến mất sau 3-6 tuần tiếp theo, không để lại sẹo hoặc để lại vết sẹo rất mỏng.
Triệu chứng này khiến người bệnh rất dễ hiểu lầm giang mai với các bệnh ngoài da thông thường nên không điều trị.
- Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 2
Bệnh giang mai là gì hình ảnh giai đoạn 2 như thế nào? Cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt ban rộng như quả đào, còn được gọi là ban sẩn giang mai. Các triệu chứng giai đoạn này kéo dài 2-12 tuần, sau đó các nốt ban sẽ biến mất như thể chưa bao giờ xảy ra.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ban xuất hiện nhiều ở bụng, lưng, ngực, tay chân và nhiều vị trí khác. Sẩn giang mai có màu đỏ hoăc hồng, hình cánh hoa anh đào và thường ẩn dưới da.
Sau khoảng thời gian không được điều trị, sẩn giang mai cứng lại, bề mặt trở nên nhẵn hơn, tuy nhiên một số trường hợp khác có thể lồi lên gây lở loét trên da.
Các triệu chứng khác đi kèm bao gồm sưng hạch bạch huyết, sốt, rụng tóc loang lổ, đau họng, sụt cân, cơ thể mệt mỏi…Các triệu chứng giai đoạn này cũng có thể tự biến mất dù có được điều trị hay không. Tuy nhiên, nếu không sớm được điều trị, giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3.
- Hình ảnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Không phải tất cả các trường hợp giang mai đều trải qua giai đoạn tiềm ẩn, có trường hợp giang mai giai đoạn 2 sẽ chuyển tiếp giai đoạn 3 mà không có giai đoạn tiềm ẩn.
Giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài 5-20 năm, lúc này cơ thể người bệnh không có triệu chứng điển hình nên để phát hiện bệnh vào giai đoạn này sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu tìm kháng thể giang mai.
Đồng thời ở giai đoạn này, mặc dù không có triệu chứng nhưng xoắn khuẩn giang mai vẫn đang tấn công cơ thể và nếu người khác có tiếp xúc qua các con đường lây nhiễm giang mai thì đều có khả năng lây nhiễm bệnh.
- Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 3
Bệnh giang mai là gì hình ảnh giai đoạn cuối như thế nào? Bệnh giang mai giai đoạn 3 sẽ không gây ra triệu chứng nhiễm trùng trên da mà sẽ là các triệu chứng mang tính khu trú và phá hủy tổ chức. Ở giai đoạn này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Ví dụ:
– Giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây bệnh giang mai thần kinh với các tình trạng rủi ro như tâm thần phân liệt, mất trí nhớ, hay quên, đau đầu dữ dội…
– Giang mai tấn công tim mạch gây bệnh giang mai tim mạch với các rủi ro bao gồm phình động mạch chủ, hở van động mạch chủ, viêm động mạch…và tiên lượng tử vong gần như chắc chắn.
– Gôm giang mai là một khối tròn cứng, ranh giới rõ ràng sau đó chuyển sang mềm dần từ nông đến sâu rồi dính vào da, khiến vùng da đỏ lên và không còn di động được. Khi gôm giang mai mềm hoàn toàn sẽ bị loét ra, chảy dịch mủ sánh dính như gôm, khi sạch mủ sẽ hình thành sẹo co kéo vùng da xung quanh.
– Củ giang mai là tổn thương khu trú trong da, cơ bắp, mắt, khớp, hệ tiêu hóa…Củ giang mai thường có màu đỏ hồng, khu trú không theo quy luật. Trong nhiều trường hợp củ giang mai lại còn hình tròn, nổi khối trên da, bề mặt trơn hoặc thâm nhiễm, có vảy như vẩy nến.
Bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Biến chứng bệnh giang mai là gì hình ảnh như thế nào? Các bác sĩ cho biết, bệnh giang mai có thể phá hủy nội tạng trong cơ thể, gây nhiễm trùng máu, bại não, suy tim hay vô sinh…Với phụ nữ mang thai nhiễm giang mai không chỉ gây tổn thương cho cơ thể mà còn cả thai nhi.
- Rối loạn chức năng co thắt: Bệnh giang mai có thể tấn công gây tổn thương đốt sống 2-4 ở lưng, gây rối loạn chức năng tiểu tiện. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây tình trạng luôn buồn tiểu nhưng không tiểu được, bí tiểu, tiểu mất kiểm soát.
- Biến chứng thị giác: Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác dẫn đến các di chứng nhỏ hẹp đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, mắt mờ dần, cơ mắt tê bì…có thể dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng tim mạch: Gây tổn thương động mạch chính với các di chứng bao gồm viêm động mạch, phình động mạch, hỏng van tim…
- Biến chứng xương khớp: Gây viêm khớp, tổn thương khớp hông, đầu gối, đốt sống lưng, mắt cá chân, đau tứ chi, thoát vị và gãy xương.
- Biến chứng sản khoa: Gây giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ sảy thai, dọa sảy, sinh non, thậm chí lưu thai.
Phòng ngừa và cách điều trị bệnh giang mai hiện nay
Bệnh giang mai là gì hình ảnh đã được chia sẻ chi tiết qua những thông tin trên. Các bác sĩ khuyến cáo khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh giang mai, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm giang mai và điều trị kịp thời. Vậy cách điều trị bệnh giang mai như thế nào.
Hầu hết các trường hợp giang mai sẽ được điều trị bằng kháng sinh, thường gặp nhất là penicillin. Đây là nhóm kháng sinh đặc hiệu được nhiều cơ sở y tế sử dụng trong điều trị giang mai. Trường hợp bệnh nhân dị ứng penicillin, các bác sĩ sẽ căn cứ vào cơ địa và tình trạng bệnh mà chỉ định chuyển sang loại kháng sinh khác như azithromycin, doxycycline, ceftriaxone.
Với trường hợp giang mai giai đoạn muộn với nhiều biến chứng thần kinh, nội tạng sẽ cần tăng liều tiêm penicillin. Trong quá trình điều trị bệnh, cần kiêng quan hệ tình dục để phòng tránh lây nhiễm chéo, đồng thời cũng cần động viên bạn tình đi khám cùng, nếu mắc bệnh cần điều trị song song để ngăn ngừa tái phát về sau.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh giang mai có thể áp dụng bao gồm:
- Duy trì lối sống lành mạnh, quan hệ chung thủy 1 bạn tình.
- Luôn dùng bao cao su khi quan hệ nếu chưa có ý định có con.
- Không nên dùng chung đồ cá nhân nhất là khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ lót, cốc uống nước…với người khác, nhất là người nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh.
- Cần thăm khám và tiến hành điều trị ngay khi phát hiện triệu chứng, tránh chủ quan ngại ngùng để bệnh kéo dài mới đi khám, tỷ lệ chữa khỏi thấp và nguy cơ biến chứng cao.
- Thực hiện thăm khám, sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục định kỳ để chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và người thân.
Trên đây bài viết đã chia sẻ bệnh giang mai là gì hình ảnh cụ thể từng giai đoạn, giúp người bệnh nắm bắt về bệnh và điều trị kịp thời nhất. Để đặt lịch tư vấn, xét nghiệm giang mai vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 hoặc liên hệ chát online với bác sĩ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.